Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Du Học Nhật Bản tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm

Du Học Nhật Bản tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm

Tuyển Sinh


Công ty TNHH Tư Vấn Du học Hiền Quang
xin trân trọng thông báo đến toàn thể những ai yêu mến Nhật ngữ, những ai có ước nguyện một lần được đặt chân đến xứ sở Mặt trời mọc để học tập và làm việc chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ nhập học tháng 07/2013  với các nội dung sau:
 Thời gian nhận hồ sơ kỳ nhập học tháng 7/2013 : Từ 01/01/2013 đến hết ngày 30/03/2013
Đây là hội tuyệt vời cho các các bạn muốn học tập trong một môi trường hiện đại, chất lượng giáo dục hàng đầu châu Á. Chúng tôi cam kết luôn gửi học sinh đến du học ở những trường uy tín về chất lượng giảng dạy và quản lý sinh viên, có điều kiện học tập tốt, ký túc xá tiện nghi và nằm tại thành phố lớn như: TOKYO, NAGOYA, OSAKA, FUKUOKA… Tỉ lệ VISA duhọc Nhật của du học sinh do chúng tôi gửi đi luôn đạt mức cao nhất  .
Chúng tôi luôn tạo cơ hội cho tất cả các bạn học sinh có nhu cầu và mong muốn đi du học Nhât Bản thực sự. Ngoài thời gian học, các em học sinh được nhà trường giúp tìm việc làm thêm để trang trải sinh hoạt và chuẩn bị học phí năm tiếp theo . Mức thu nhập từ làm thêm trung bình khoảng từ 1.100 Đến 2.000 USD /Tháng.
Chương trình học
Khóa tiếng cơ bản cho những người yêu thích tiếng Nhật Khóa tiếng Nhật dự bị đại học, cao đẳng.
Làm thêm:
Theo quy định mới nhất của Chính phủ Nhật Bản từ ngày 01/07/2010. Tất cả du học sinh đều được phép đi làm thêm. Các công việc làm thêm bao gồm: Phục vụ tại các quán ăn, dạy tiếng Việt, trông trẻ con, dọn vệ sinh công cộng, làm tại các xưởng đóng gói thực phẩm, phát báo, làm trong siêu thị v.v… Trong thời gian khóa học học sinh được phép làm thêm không quá 04 giờ/ ngày và 28 giờ /tuần. Mức lương dao động trong khoảng 800 Yên/ 1 giờ – 1500 Yên/ 1 giờ (tương đương 1.170 USD – 2.000 USD / tháng). Với một du học sinh làm việc tại các quán ăn, lương tối thiểu 800 Yên/ 1 giờ thì thu nhập một tháng tối thiểu là 96.000 Yên ≈ 1,170 USD/ 1 tháng. Trong những đợt nghỉ dài, theo quy định, học sinh được phép làm toàn thời gian.


Du Học Nhật Bản ước mơ của giới trẻ Việt

Du Học Nhật Bản ước mơ của giới trẻ Việt


Khi nào thì hạt giống nhỏ niềm đam mê khám phá về Nhật Bản được gieo trong lòng bạn? Bạn biết gì về du học Nhật Bản? Nếu bạn biết nhưng chưa rõ, hãy để tôi kể cho bạn nghe…. 

Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?…Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,…v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”.
Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người.
Ngoài Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã làm nên kỳ tích thì Văn hóa, Xã hội Nhật Bản cũng đóng góp 1 phần không nhỏ khiến thế giới phải thán phục. Nếu không xảy ra trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011 thì có lẽ trong mỗi chúng ta vẫn còn mơ hồ về cái gọi là “Văn hóa Nhật Bản”. Sẽ chẳng có nơi nào trên thế giới khi xảy ra thảm họa lại không có cảnh cướp bóc, hôi của….. Thay vào những cảnh tượng đó lại là một tinh thần đoàn kết của người Nhật trong hoạn nạn. Họ giúp đỡ nhau trong khó khăn và cùng nhau xây dựng lại nước Nhật trên đống hoàng tàn, như những gì họ đã làm được cách đây 67 năm.
Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian.

Sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng ngày 11/03/2011. Hoa anh đào vẫn đang ấp ủ chờ mùa khoe sắc. Ngọn núi Phú Sĩ vẫn hiên ngang trong gió lạnh mùa đông hệt như chàng dũng sĩ Samurai đứng oai hùng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhật Bản vẫn vậy, vẫn khiến thế giới phải thổn thức mỗi khi nghĩ đến mảnh đất linh thiêng này.

Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:
  1. Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng….1 tháng.
  2. Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ 1 thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.
  4. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.
Một xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..?


Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ…..để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản.
Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân? Hãy nghĩ đến du hoc Nhat Ban!
Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v… Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội.
Nếu…..
Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây.
Nếu…..
Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) ………thì du học Nhât Bản là điểm đến lý tưởng cho con nhà nghèo.
Nếu…..
Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó.
Nếu…..
Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay.
Các bạn thân mến! Việc đi du hoc Nhat đó là kế hoạch của cuộc đời bạn. Là những bước đi chập chững đầu tiên để biến giấc mơ thành sự thực. Nhật Bản không chỉ có du học, còn có rất nhiều mục tiêu khác nữa, nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về giấc mơ này. Kính mời các bạn đón đọc





Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Thời gian qua Công Ty Hiền Quang nhận được rất nhiều thư từ những bạn có nguyện vọng đi du học tại Nhật Bản, trong đó có hệ Cao học. Để cung cấp thêm thông tin cho các bạn chúng tôi xin tóm tắt chương trình Cao học và tùy theo từng trường việc nhập học có khác nhau nhưng thường phải đáp ứng những điều kiện sau.

1.   Điều kiện học Thạc Sĩ:
*   Tốt nghiệp đại học hoặc có học lực tương đương
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 16 năm ở nước ngoài
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 15 năm ở nước ngoài, và được công nhận có đủ học trình để tốt nghiệp với số điểm xuất sắc.
*   Được công nhận có năng lực học vấn tương đương cử nhân bậc đại học trở lên, được qua vòng xét tuyển, và độ tuổi từ 22 tuổi trở lên.

2.  Điều kiện học Tiến Sĩ:
*   Có bằng thạc sĩ hoặc có học lực tương đương tại Nhật Bản
*   Có chứng nhận học lực tương đương với bằng thạc sĩ được cấp ở nước ngoài
*   Được công nhận có năng lực học vấn tương đương thạc sĩ trở lên, qua vòng xét tuyển và có độ tuổi từ 24 tuổi trở lên.

Đối với các ngành học hệ Tiến Sĩ như  (Y khoa, Nha khoa, Dược khoa, Thú y)
*   Hoàn thành chương trình học 6 năm đại học Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y
*   Học đại học ít nhất 4 năm và được công nhận là có đủ học trình với số điểm xuất sắc
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 18 năm ở nước ngoài, và được công nhận có đủ học trình để tốt nghiệp với số điểm xuất sắc.

A.   Hồ sơ cho học hệ Thạc Sĩ và Tiến Sĩ
1.    Đơn xin nhập học (Mẫu đơn của nhà trường)
2.    Sơ yếu lý lịch
3.    Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học (hoặc thời gian dự định sẽ tốt nghiệp)
4.    Giấy chứng nhận tốt nghiệp Thạc sĩ (hoặc thời gian dự định tốt nghiệp) (trường hợp thi vào tiến sĩ)
5.    Bảng điểm của trường theo học gần đây nhất
6.    Giấy giới thiệu của hiệu trưởng, trưởng khoa hoặc giáo sư hướng dẫn
7.    Luận văn tốt nghiệp đại học và bản tóm tắt nội dung của luận văn đó
8.    Giấy khám sức khỏe
9.    Ảnh
10.    Thẻ đăng ký ngoại kiều (Trường hợp sinh viên song tại Nhật Bản)
11.    Những giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh

B.  Tham gia kỳ thi nhập học:

1.    Xét tuyển hồ sơ
2.    Kiểm tra học lực (tổ chức tại trường đại học)
3.    Phỏng vấn
4.    Viết báo cáo, tự luận
5.    Thi vấn đáp liên quan đến chuyên ngành

Thường thì kỳ thi được tổ chức trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, cũng có trường tổ chức thi từ tháng 2 đến tháng 3. Có một số trường có “Hệ Cao Học Nghiệp Vụ” dành riêng cho công chức, viên chức đào tạo để trở thành người lãnh đạo trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, có trình độ chuyên môn cao. Tiêu biểu là các khóa cao học liên quan tới luật pháp và kiểm toán.

C.  Tốt nghiệp hoàn thành khóa học:

+ Nghiên cứu sinh khoa Luật sẽ là tiến sĩ Luật (chuyên nghành)
+ Khóa học tiến sĩ của nghành Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y sau khi hoàn thành xong 6 năm học bậc đại học thì phải học thêm 4 năm nữa.

D.   Nghiên cứu sinh

Nghiên cứu sinh là sinh viên không chính quy.
-    Không lấy học trình mà chỉ nghiên cứu trong một thời gian ngắn.
-    Là những du học sinh ngắn hạn trong khuôn khổ trao đổi sinh viên giữa các trường đại học
-    Làm nghiên cứu sinh để chuẩn bị học cao học (1) (có một số trường chỉ xét tuyển hồ sơ rồi cho nhập học)

    Để nhận được Visa “du học” nghiên cứu sinh phải lên lớp ít nhất 10 tiết mỗi tuần. Nếu khoa yêu cầu bạn tìm giáo sư hướng dẫn, để đáp ứng điều kiện cần thiết này bạn phải thu nhập thông tin từ những nghiên cứu sinh tại nước Nhật, các cựu lưu học sinh, các tạp chí khoa học và sách giới thiệu về trường, hoặc có thể tìm trên trang web mỗi khoa sau đại học hoặc ReaD (Cơ sở dữ liệu về hoạt đông nghiên cứu và phát triển). Hoặc tìm trong cuốn danh sách chi tiết chuyên về các chuyên gia nghiên cứu của hiệu sách Kinokuni. Một số giáo sư có trang web riêng về khoa mà họ đang giảng dạy. Bạn có thể nhờ trường giới thiệu giáo sư hướng dẫn. Trong trường hợp bạn liên hệ được với giáo sư thì bạn phải gửi cho giáo sư xem những gì bạn đã nghiên cứu, dự định nghiên cứu trong tương lai, nếu có điều kiện bạn nên gửi kèm thư giới thiệu của giáo sư mà bạn đang theo học tại nước mình. Vì chưa gặp bạn bao giờ nên giáo sư không thể chấp nhận bạn ngay trong lần gửi thư đầu tiên. Bạn nên liên hệ với giáo sư không thể chấp nhận bạn ngay trong lần gửi thư đầu tiên. Bạn nên liên hệ với giáo sư thật nhiều lần và thể hiện lòng nhiệt tình quyết tâm của mình.





Nhiệt độ ở Nhật Bản - Du học sinh cần biết

Nhiệt độ ở Nhật Bản - Du học sinh cần biết

Chúng ta sẽ sử dụng trang web thống kê nhiệt độ và lượng mưa (http://weather.time-j.net) để tìm hiểu nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở các vùng tại Nhật Bản. Qua đó, nếu đi du lịch hoặc du học nhật bản chúng ta sẽ chọn được những mùa có nhiệt độ mong muốn hay chuẩn bị quần áo phù hợp. Những nơi nhiệt độ thấp và mưa rơi nhiều cũng là những nơi có nhiều tuyết.

Thời tiết Tokyo: 

Tokyo trải rất rộng từ đông sang tây, ở phía tây thường mát hơn vì đây là vùng đồi núi, rừng cây. Bản đồ nhiệt độ trung bình trong năm tại Tokyo do trang web weather.time-j.net thống kê số liệu 1981-2010 là như dưới đây.
nhiet do o nhat ban

Ghi chú:
- 降水量 kousuiryou (giáng thủy lượng): Lượng mưa
- 最高気温 saikou kion (tối cao khí ôn): Nhiệt độ cao nhất
- 平均気温 heikin kion (bình quân khí ôn): Nhiệt độ trung bình
- 最低気温 saitei kion (tối đê khí ôn): Nhiệt độ thấp nhất
Tokyo – Nhiệt độ trung bình năm: 16.3 ℃  Lượng mưa: 1528.8 mm
Cũng trong Tokyo nhưng vùng Oume núi non ở phía tây thì nhiệt độ trong bình là 青梅 年平均気温:13.8 ℃  年降水量:1507.8 mm, tức là thấp hơn khá nhiều.
Số liệu cụ thể từ trang web : http://weather.time-j.net/Climate/Chart/tokyo
nhietdonhatban1

 Chúng ta có thể thấy tháng 3, tháng 4 khí trời còn khá lạnh, nhất là ban đêm (nhiệt độ thấp nhất thường là ban đêm), còn tháng 7, tháng 8 là rất nóng, ban ngày có thể lên tới 30 độ. Cái nóng ở Nhật có thể còn hơn cả cái nóng ở Việt Nam. Cuối tháng 9, đầu tháng 10 là mùa thu mát mẻ trong lành, đây là lúc có lẽ nên đi du lịch Nhật Bản, kết hợp với ngắm lá đỏ và cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Có hai mùa nên đi Nhật:
- Mùa xuân cuối tháng 3, đầu tháng 4: Tiết xuân lành lạnh trong lành và hoa anh đào
- Giữa thu cuối tháng 9 đầu tháng 10: Cuối tháng 10 có lá đỏ momiji
- Giữa mùa đông tháng 1, tháng 2: Ngắm cảnh tuyết
Nếu muốn ngắm tuyết (yuki) bạn phải tới vùng nào mưa nhiều. Ở Tokyo, lượng mưa vào mùa đông (tháng 1, 2) rất ít nên hầu như không có tuyết.
Chúng ta hãy đi lên phía bắc, thành phố Sapporo ở Hokkaidou chẳng hạn.

Thành phố Sapporo – Thủ phủ Hokkaidou:nhiet do o nhat ban-1

札幌 年平均気温:8.9 ℃  年降水量:1106.5 mm  統計期間:1981~2010
nhietdonhatban


Đây là đảo Hokkaidou ở phía Bắc nên nhiệt độ rất thấp. Ngoài ra, lượng mưa cũng lớn nên tuyết sẽ rơi dày tại đây. Mùa hè ở đây rất mát mẻ vì nhiệt độ trung bình 20-22, nhiệt độ cao nhất cũng chỉ 25-26. Ở Hokkaidou, bạn không biết tới cái nóng.
- http://weather.time-j.net/Climate
Ngoài ra, các bạn có thể xem nhiệt độ và lượng mưa tại các tỉnh ở Nhật Bản từ trang web trên. Khi vào xem cho mỗi địa phương, bạn có thể chọn nhiều địa điểm khác nhau trong địa phương đó.
 


Lợi ích gì khi đi du học tại Nhật Bản

Lợi ích gì khi đi du học tại Nhật Bản

Du học là một trong những giải pháp tốt cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân. Khi đi du học bạn đã chấp nhận thay đổi lối sống và môi trường sống của mình để hòa hợp vào môi trườn và lối sống mới. Bạn phải tập nói để sử dụng ngôn ngữ khác, giao tiếp trong nền văn hóa khác và sống xa gia đình. Du học Nhật Bản còn tác động mạnh mẽ hơn nữa đến cuộc sống và con người của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm thử một số lợi ích chính khi bạn đi du học Nhật bản.
Cử chỉ hành động  
Rất nhiều du học sinh của chúng tôi trước khi sang Nhật là những học sinh mà trong học bạ của các bạn thường có những lời phê bình không tốt từ giao viên chủ nhiệm là “Chưa nghiêm túc, mất trật tự trong giờ!” ,…. Nhưng khi sang Nhật du học một thời gian, các bạn đã trở thành những con người chín chắn, cử chỉ hành động giao tiếp rất lịch sự, có chừng mực, mạnh mẽ tự tin trong công việc cũng như đời sống thường ngày.
Làm việc có trách nhiệm, nghiêm túc và kỹ luật cao
Ngoài thời gian học, các bạn phần lớn đều đi làm thêm để có thể trang trải học phí và sinh hoạt phí. Người Nhật rất coi trọng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Làm việc trong 1 công ty Nhật bạn học được rất nhiều đức tính tốt như làm việc có trách nhiệm, cẩn thận và chi tiết.
Ở Nhật không có khái niệm “Muộn 1 phút” hay “Muộn 5 phút”. Muộn là muộn ko phân biệt muộn bao lâu. Bạn sẽ thấy điều đó ngay từ tuần đầu hay tháng đầu học tập ở Nhật. Người Nhật cực kỳ dị ứng với việc muộn giờ hay thất hứa. Chính vì vậy bạn nên để ý điều này khi sống và học tập ở Nhật. Kỷ luật tốt chính là một trong những sức mạnh tạo nên nước Nhật
Việc làm thêm trong thời gian học
Kiếm tiền ở Nhật thực sự rất dễ, nếu bạn muốn làm thêm để ngoài việc trang trải việc học và sống ở Nhật còn có thêm “chút ít” gửi về giúp đỡ gia đình thì Nhật bản chính là nơi lý tưởng để bạn thực hiện mong muốn đó. Bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm thêm với thu nhập cao, các việc làm của du học sinh gồm: Phục vụ nhà hàng, quán ăn, làm bánh,…. Tùy theo sở thích của bạn.
Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn ko nên làm việc quá sức, hãy dành sức để học hành và giải trí nữa. Có rất nhiều thứ ở Nhật mà bạn nên học hỏi và tìm hiểu chứ không chỉ riêng đi làm.
Sự tự tin
Tại trường bạn học ở Nhật không những bạn giao tiếp với người Nhật thầy cô mà bạn được học hỏi giao tiếng với rất nhiều bạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau. việc giao lưu với những du học sinh này khiến cho sự tự tin của bạn được nâng cao. Bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối khi đứng trước đông người hay nói chuyện với người nước ngoài nữa.
Thời gian học
    
  * Thời gian học tiếng tại Nhật từ 1 đến 2 năm
       * Thời gian học Nghề và Trung cấp chuyên nghiệp từ 1 đến 2 năm tùy theo ngành học.
       * Thời gian học Cao đẳng 3 năm
       * Thời gian học Đại học 4 năm
       * Thời gian học Thạc Sỹ 2 năm
Với thời gian học từ 1 đến 2 năm học tiếng Nhật ngay tại Nhật Bản, chắc chắn đảm bảo kỹ năng tiếng của bạn sẽ hơn hẳn phần lớn những sinh viên học 5 năm tại các trường đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam. Việc này trước mắt sẽ giúp bạn dễ dàng sống và làm việc tiếp tại Nhật, sau là khi trở về nước lương cho những người sử dụng tiếng Nhật thành thạo như bạn sẽ cao hơn rất nhiều với những người học tại Việt Nam.
     
     Sau khi hoàn thành khóa học tiếng Nhật bạn được phép lên học chuyên ngành Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học tùy ý.
Trên đây là một số lợi ích của việc đi du học Nhật Bản mà chúng tôi muốn đề cập trước nhất. Ngoài ra với từng người, từng hoàn cảnh họ còn thu được rất nhiều lợi ích khác từ việc đi du học Nhật Bản.


                                                               Nguồn: www.duhocnhatbanaz.edu.vn


Tin cũ hơn:

Du học tự túc tại Nhật như thế nào?

Du học tự túc tại Nhật như thế nào?

Hằng năm Nhật Bản đón nhận hàng trăm ngàn du học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản nhằm giao lưu học hỏi, trao đổi văn hóa, cấp nhiều chương trình học bổng khác nhau và nhẹ nhàng trong việc xét hồ sơ du học mà hằng năm số lượng du học sinh sang Nhật học ngày một tăng nhanh. Theo tính toán sơ bộ, số lượng du học sinh đi học tại Nhật theo diện tự túc chiếm đến 95,8% và đi theo diện học bổng Chính phủ hay các chương trình học bổng khác chỉ chiến 4,2%.
Như vậy số lượng du học tự túc là phương thức lựa chọn tốt nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn nắm về chương trình du học tự túc như thế nào nhé!
Du học tự túc tại Nhật có 3 hình thức khác nhau:
1/  Du học tiếng Nhật:
Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,… hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có gần 500 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho du học sinh. Ngoài ra, tại 52 Trường đại học dân lập, 11 Trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học.
Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các Trường Đại học dân lập
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học, Đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một Trường Đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản.
Nhật Bản có 52 Trường Đại học dân lập và 11 trường Đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn Trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên Cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên Đại học.
Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận (có khoảng 500 trường)
Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không.
Các chương trình đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thì học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.
2/  Du học diện nghiên cứu sinh:
Nghiên cứu sinh là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào Cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá Nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào Cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số Trường Đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá Nghiên cứu sinh trước khi thi vào Cao học.
Du học sinh khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật nhưng chưa đủ điều kiện thi vào Cao học thường chọn vào học Khoá Nghiên cứu sinh này để chuẩn bị ôn thi vào Cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào học Nghiên cứu sinh không khắt khe bằng tuyển chọn vào Cao học.
3/  Du học dài hạn:
Là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002 các Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại nước ngoài.
Theo chương trình trao đổi sinh viên giữa các Trường đại học ở Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.




                                                              Nguồn: www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Đi du học Nhật Bản cần biết những thủ tục khi nhập cảnh

Đi du học Nhật Bản cần biết những thủ tục khi nhập cảnh

Những thủ túc cần biết khi đến Nhật Bản du học

Nhiều bạn sẽ có thắc mắc về thủ tục khi lưu trú tại Nhật. Công Ty Du Học Hiền Quang sẽ viết bài để các bạn tham khảo và đỡ bỡ ngỡ trước hàng loạt thủ tục khi lưu trú tại Nhật Bản.

Đối với những bạn đã và đang có ý định du học Nhật Bản, một điều kiện rất cần thiết mà các bạn du học sinh cần chú ý đó là những thủ tục về tư cách lưu trú tại Nhật. Các thủ tục lưu trú tạiNhật bao gồm : Chọn Quốc tịch, Xin vĩnh trú lấy quốc tịch Nhật, Giấy phép tái nhập cảnh, Xin phép hoạt động ngoài tư cách…. 

  Ðối với người có quốc tịch ngoại quốc và quốc tịch Nhật (Jukokuseki = Nhiều quốc tịch) phải chọn lấy một trước khi được 22 tuổi.
  Nếu có 2 quốc tịch, sau khi 20 tuổi thì phải chọn lấy 1 trong vòng 2 năm.
  Trang Web của bộ tư pháp: http://www.moj.go.jp
 

Nếu muốn ở Nhật vĩnh viễn, Bạn cần phải xin vào vĩnh trú hay xin lấy quốc tịch Nhật.

hinh mui ten mau doGiấy phép vĩnh trú.
   Nếu xin được Eiju Kyoka = Giấy phép vĩnh tú, thì dù mang quốc tịch ngoại quốc Bạn có thể ở lại Nhật vĩnh viễn. Nếu muốn vào vĩnh trú, xin liên lạc với sở nhập quốc địa phương.
Osaka Nyukoku Kanrikyoku Kobe Shikyo = Sở nhập quốc Osaka chi nhánh Kobe
078-391-6377

hinh mui ten mau doKika = Lấy quốc tịch Nhật
   Kika có nghĩa là người nước ngoài bỏ quốc tịch hiện nay để xin lấy quốc tịch Nhật. Muốn lấy được quốc tịch Nhật cần phải được bộ trưởng bộ tư pháp chấp thuận. Nếu muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với sở tư pháp địa phương.
  Tên được đăng ký bằng chữ Kanji, Hiragana hay Katakana
   Kobe Chiho Homukyoku = Sở tư pháp địa phương Kobe 078-392-1821

  Khi người ngoại quốc cư trú ở Nhật tạm thời rời Nhật và sẽ trở lại thì trước khi xuất cảnh phải đến sở nhập quốc xin Sainyukoku Kyokasho = Giấy phép tái nhập quốc thì khỏi phải xin thị thực khi trở lại.

  Giấy phép này thường thì chỉ dùng 1 lần nhưng đối với những người thường đi đi về về có thể xin loại dùng nhiều lần. Muốn được cấp giấy phép tái nhập quốc phải tốn tiền. Giấy phép dùng 1 lần và dùng nhiều lần lệ phí khác nhau.
 
hinh mui ten mau do Hồ sơ cần thiết
Tùy theo tư cách cư trú và tình trạng cư trú mà hồ sơ cần phải nộp khác nhau. Chi tiết, xin hỏi tại sở nhập quốc ở đó.


hinh mui ten mau do Khi muốn xin phép hoạt động ngoài tư cách
Khi muốn làm việc ngoài tư cách lưu trú để có thêm thu nhập, phải xin phép ở sở nhập quốc.
Ví dụ: Du học sinh nhưng muốn đi làm thêm.v.v….

hinh mui ten mau do Hồ sơ cần thiết
Tùy theo tư cách cư trú và tình trạng cư trú mà hồ sơ cần phải nộp khác nhau. Chi tiết, xin hỏi ở sở nhập quốc ở đó.

  Khi sinh con tại Nhật mà bé không có quốc tịch Nhật nhưng muốn ởù lại Nhật thì phải làm thủ tục xin lấy tư cách lưu trú tại sở nhập quốc trong vòng 30 ngày sau khi sanh. Nhưng nếu rời khỏi Nhật trước 60 ngày thì khỏi cần làm thủ tục này. Nếu chưa có hộ chiếu cũng phải đi xin.
Ví dụ: Vợ chồng người ngoại quốc sanh con.


hinh mui ten mau do Khi muốn gia hạn thời hạn lưu trú
Nếu muốn gia hạn thời hạn lưu trú, trước khi mãn thời hạn lưu trú cũ Bạn cần phải xin gia hạn tại sở nhập quốc nơi cư trú. Nếu được chấp thuận phải trả tiền thủ tục.
Sau khi nhận đơn, nhân viên sở nhập quốc sẽ điều tra và sẽ gởi giấy báo được hay không cho Bạn. Nếu bộ trưởng bộ tư pháp thấy có lý do thích đáng sẽ chấp thuận cho gia hạn.

hinh mui ten mau do Hồ sơ cần thiết
Tùy theo tư cách cư trú và tình trạng cư trú mà hồ sơ cần phải nộp khác nhau. Chi tiết, xin hỏi ở sở nhập quốc ở đó.

hinh mui ten mau do Khi muốn thay đổi tư cách lưu trú
Nếu muốn đổi tư cách lưu trú, Bạn phải làm đơn xin đổi tại sở nhập quốc nơi cư trú (nếu được chấp thuận phải trả tiền thủ tục)
Ví dụ: Sang du học nhưng sau khi tốt nghiệp có việc làm tại Nhật nên muốn ở lại, kết hôn với người Nhật.v.v

Người có quốc tịch ngoại quốc khi vào Nhật, tư cách cư trú và thời hạn cư trú của mỗi người được chính phủ Nhật quyết định và ghi trên hộ chiếu. Nếu hoạt động ngoài tư cách cư trú hay muốn gia hạn ở lại thêm thì cần phải làm thủ tục. Nếu không tuân giữ quy luật này, có thể sẽ bị phạt hay trục xuất về nước.

hinh mui ten mau doZairyu Shikaku = Tư cách cư trú
Tư cách cư trú là tư cách khi muốn vào Nhật do nhân viên kiểm soát nhập quốc cấp tùy theo mục đích nhập quốc hay mục đích cư trú. Có tất cả 27 loại. Người ngoại quốc có thể hoạt động trong phạm vi của tư cách đó.

hinh mui ten mau doZairyu Kikan = Thời hạn lưu trú
Thời hạn lưu trú được quyết định tùy theo tư cách lưu trú. Người ngoại quốc có thể sống ở Nhật nếu còn trong thời hạn đó. Không được lưu trú tại Nhật quá thời hạn đã được cấp.
Gaikokujin Zairyu Sogo Infomeshon Senta = Trung tâm thông tin tổng hợp lưu trú cho người ngoại quốc Kobe 078-326-5141
Osaka 06-6774-3409 hay 06-6774-3410



Tìm hiểu thêm: du học nhật bản